Phá rào cản bủa vây doanh nghiệp

Phá rào cản bủa vây doanh nghiệp

Admin - 14/08/2023 09:19 AM
Phá rào cản bủa vây doanh nghiệp

    FV-Nhiều gánh nặng bất hợp lý

    7 tháng năm 2023, số DN rút lui khỏi thị trường là 113.300, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Số khác phải "bán mình" tránh vỡ nợ, hoặc chọn cách co hẹp sản xuất, giảm nhân sự để cầm cự. DN đang trải qua bối cảnh đặc biệt khó khăn.

    Thực tế khó khăn đang bủa vây DN, nền kinh tế đã được Bộ KH&ĐT chỉ ra. “Đáng chú ý chúng ta chịu “tác động kép”, không chỉ từ các yếu tố tiêu cực bên ngoài, mà còn từ những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm qua. Đó là tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài; các ngân hàng thương mại yếu kém, DN, dự án thua lỗ, chậm tiến độ dù đang được xử lý nhưng chưa thực sự dứt điểm và hiệu quả; các thị trường trái phiếu DN, bất động sản còn nhiều bất cập...”- Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương nêu Tại Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam 2023 mới đây.

    Khó khăn với DN lúc này là cải cách môi trường kinh doanh đang chững lại. TS. Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư - CIEM) đánh giá, môi trường kinh doanh 3 năm qua ít chuyển biến, thậm chí có xu hướng đi ngược cải cách.

    Bà Thảo đơn cử, rào cản về điều kiện kinh doanh đang nặng nề hơn so với trước, điển hình là các quy định về phòng cháy chữa cháy, xăng dầu; văn bản pháp luật thiếu rõ ràng, khó thực thi. "Rào cản môi trường kinh doanh trở nên nặng nề hơn khiến DN chưa kịp phục hồi sau dịch bệnh, nay trở nên đình trệ" - bà Thảo nhận xét.

    Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn cũng cho rằng, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp gỡ khó, song khâu thực thi đang có vấn đề. Nhiều dự án vẫn bị vướng về pháp lý, thủ tục phê duyệt, hoàn thiện hồ sơ tại các địa phương rất lâu, ảnh hưởng lớn đến DN. Lúc này, theo ông Đậu Anh Tuấn, các chính sách giảm thuế, phí, lãi suất cần tiếp tục để DN dễ dàng tiếp cận dòng tiền.

    TS Nguyễn Đình Cung (nguyên Viện trưởng CIEM) đề xuất, gỡ ngay 2 điểm nóng đang làm khó khăn của DN thêm trầm trọng là hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) và vấn đề phòng cháy, chữa cháy (PCCC). "Cần hạn chế thấp nhất rào cản, tạo sự thông thoáng, triệt tiêu thủ tục hành chính không đáng có cho DN" - ông Cung nhấn mạnh.

    Gỡ nút thắt phòng cháy chữa cháy, hoàn thuế

    Khảo sát năm 2022 của VCCI cho thấy, có tới 71,7% DN đồng ý với nhận định "tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết các thủ tục cho DN là phổ biến", cao so với 57,4% của năm 2021. Trong 5 lĩnh vực thủ tục hành chính phiền hà nhất theo cảm nhận của DN trong năm 2022, có phòng cháy và xây dựng (13%).

    Hiện nay, đối với PCCC có 9 quy chuẩn, 52 tiêu chuẩn. Hàng loạt DN, hộ kinh doanh phản ánh nhiều quy định cứng nhắc về PCCC khiến họ không xây, sử dụng được nhà xưởng hoặc thậm chí phải đóng cửa. Nhiều quy định mới về PCCC vượt cả các nước phát triển và chưa tính đến tính khả thi khi áp dụng tại Việt Nam, làm gia tăng thời gian, thủ tục và chi phí tuân thủ.

    Có thể kể ra một số bất cập như: trước kia áp dụng tiêu chuẩn QC06.2010 được 10 năm thì thay thế bằng QC06.2020. Nhưng từ đó đến nay, cứ mỗi năm lại có một quy định mới như QC06.2021, rồi QC06.2022... khiến các DN không kịp trở tay với những thay đổi này.

    Nguồn: https://kinhtedothi.vn/pha-rao-can-bua-vay-doanh-nghiep.html

    Zalo
    Hotline